1. WordPress là gì?
Theo thông tin chia sẻ từ WordPress.org, WordPress được biết đến là sự phát triển chính thức từ một công cụ viết blog có tên là b2/cafelog, được phát triển bởi lập trình viên người Pháp Michel Valdrighi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001.
WordPress được giới thiệu lần đầu vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Đến năm 2015, WordPress được phát triển thành hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, v.v… Để nâng cao thẩm mỹ và trải nghiệm trang web, bạn có thể cài đặt Theme, Plugin WordPress có sẵn.
Hiện nay, có tới khoảng 25% website trong danh sách 100 website lớn nhất thế giới sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ, như trang tạp chí TechCrunch, Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz,…
Phiên bản mới nhất của WordPress là phiên bản 6.3 ra mắt vào tháng 8 năm 2023.
2. Tổng quan WordPress
2.1 Ưu điểm
– Dễ sử dụng: WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Bạn có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó.
– Đa dạng giao diện (Themes) có sẵn: Bên cạnh các giao diện tính phí, WordPress còn cung cấp cho bạn rất nhiều giao diện miễn phí nhưng cũng rất đẹp mắt. Nếu bạn có thêm hiểu biết ít về các thủ thuật thiết kế giao diện website, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra một giao diện đẹp hơn và phù hợp với sở thích bạn hơn. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng giao diện tính phí, thì trang web bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.
Một số giao diện miễn phí của WordPress
– Nhiều Plugin hỗ trợ: Plugin mở rộng nghĩa là một thành phần cài đặt thêm vào WordPress để giúp nó có thêm nhiều tính năng cần thiết. Có hơn 34000 plugin trong thư viện wordpress, bạn có thể lựa chọn các plugin phù hợp với loại website của bạn. Ví dụ, bạn cần tính năng làm trang bán hàng cho WordPress thì cài thêm plugin WooCommerce chẳng hạn. Thư viện plugin của WordPress cũng cực kỳ phong phú lẫn trả phí và miễn phí, hầu hết các tính năng thông dụng bạn đều có thẻ tìm thấy thông qua plugin.
– Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Để đáp ứng nhiều người dùng ở các quốc gia khác nhau, WordPress cho phép người dùng có thể chọn loại ngôn ngữ họ có thể sử dụng, trong đó có cả ngôn ngữ tiếng Việt giúp bạn có thể dễ nhận dạng và thực hiện nhanh hơn trong quá trình phát triển và quản trị một website WordPress.. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ.
– Tối ưu SEO hiệu quả: WordPress sở hữu nhiều công cụ mặc định giúp tối ưu SEO website dễ dàng và nhanh chóng, hiệu quả.
– Tính phổ biến: Hiện nay có hơn 74 triệu trang web trên thế giới đang sử dụng WordPress trong đó có các trang nổi tiếng như Coca Cola, Sony, kênh truyền hình CNN, trang tin tức USA today, trang tin tức BBC,… Việc sử dụng WordPress đang ngày càng trở nên rộng rãi, chính vì thế bạn sẽ không cảm thấy khó khăn nếu tìm bất cứ câu trả lời nào liên quan đến keyword “wordpress” trên Internet, tất tần tật mọi thông tin đều có sẵn.
– Dễ phát triển cho lập trình viên: Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích. Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress.
– WordPress hỗ trợ nhiều loại Website: Bạn có thể tạo ra cho mình bất cứ loại trang Web nào tuỳ thích, một số loại trang web WordPress hỗ trợ như: tạp chí, tin tức, doanh nghiệp, blog cá nhân, bán hàng,… Tuy nhiên để sử dụng tối ưu hoá các chức năng, plugin của WordPress bạn cần phải nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn về trong suốt quá trình thiết kế website, vì đối với người dùng mới điều này khá phức tạp.
– Tiết kiệm chi phí: Việc thiết kế một trang web riêng cho bạn trên WordPress hoàn toàn miễn phí. Có rất nhiều Theme miễn phí và có sẵn để sử dụng.
2.2 Nhược điểm
– Tính bảo mật: Với sự đa dạng plugins, WordPress là mã nguồn rất dễ bị xâm nhập. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cập nhật liên tục các plugin này.
– Cài đặt template và plugin: Cài đặt không đơn giản, nếu cài đặt không đúng cách có thể dẫn đến nhiều xung đột xảy ra khi sử dụng.
– Tốc độ xử lý dữ liệu: WordPress có hiệu suất hạn chế trong việc xử lý cơ sở dữ liệu lớn.
Nhiều người dùng cho rằng WordPress rất chậm trong việc tải các trang dung lượng lớn. Thật ra chẳng có website nào chạy nhanh, website WordPress cũng vậy. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể khắc phục được bằng các thủ thuật như sử dụng bộ nhớ đệm, giảm plugins không dùng, giảm kích thước hình ảnh, giảm quảng cáo trên trang,…
Nguồn: Huệ Trần tổng hợp
Ban Biên tập https://sohoakhoahoc.com